Chương trình EMI (English – Maths Integration) là chương trình tích hợp tiếng Anh và Toán học dành riêng cho trẻ từ 4-6 tuổi. Chương trình được thiết kế phù hợp và độc đáo nhằm thay đổi sự nhàm chán trong học tập, tăng tính sáng tạo và tư duy tích cực bằng những hình ảnh trực quan, giáo cụ màu sắc sinh động.

Bộ tài liệu được thiết kế mang tính cá nhân hoá này được giảng dạy bằng – gồm 6 kĩ thuật giảng dạy – giúp truyền tải kiến thức đến não bộ một cách đa chiều, hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Sự tích hợp “1 chương trình 2 môn học” này cho phép trẻ học tiếng Anh thông qua các tình huống Toán học.

Hoàn thành chương trình EMI trẻ có thể tự tin bước vào bất kỳ một môi trường học tập nào, công lập hay tư thục, trong nước hoặc quốc tế vì trẻ đã được cung cấp một nền tảng những khái niệm và kĩ năng Toán học vững chắc cùng với khả năng phát âm tiếng Anh chuẩn và lưu loát. Từ đó xây dựng cho trẻ sự tự tin, sự yêu thích học tập suốt trong thời gian học tập sau này.

Trong chương trình EMI, chúng tôi phân ra làm hai cấp độ lớn Kindergarten 1 và Kindergarten 2. Thông thường độ tuổi dành cho Kindergarten 1 từ 4-5 tuổi và Kindergarten 2 từ 5-6 tuổi. Tuy nhiên chương trình EMI nhấn mạnh vào khả năng của trẻ chứ không dựa vào độ tuổi của trẻ.

Chính vì thế việc chẩn đoán chính xác trình độ đầu vào là rất quan trọng, bài kiểm tra pre-test (gồm nghe, viết và vấn đáp) đóng vai trò chính để xếp trẻ vào đúng lớp và nhận đúng kế hoạch học tập. Có nhiều trẻ chỉ mới 3 tuổi nhưng có thể tham gia chương trình EMI vì trẻ có khả năng vượt bậc.

Cũng có những trẻ 6 tuổi thậm chí 7 tuổi nhưng kết quả bài pre-test tương đối thấp vì thế chúng tôi khuyên phụ huynh cho trẻ học chương trình Kindergarten 1 để trẻ có thể lấy lại kiến thức căn bản.

Chương trình Mầm non dành cho Kindergarten 1 + Kindergarten 2

Giáo trình này dành cho trẻ chập chững những bước đầu tiên trên con đường học tập. Những kĩ năng cơ bản sẽ được giảng dạy. Phát âm chuẩn những chữ cái tiếng Anh đầu tiên và làm quen với những con số, màu sắc, hình khối sẽ giúp trẻ giải toả được tâm lý căng thẳng khi thực sự tham gia vào môi trường học tập.

Ở lứa tuổi này trẻ có những sở thích học tập khác nhau. Có trẻ thích học bằng giấy bút; trẻ khác thích dùng các công cụ cắt dán và cũng có trẻ thích những câu đố mang tính ganh đua…Tất cả những sở thích cá nhân đó đều là sự phát triển bình thường của trẻ và nên được khuyến khích.

Chương trình này sẽ đáp ứng được nhu cầu của trẻ với lượng bài tập đa dạng, vui nhộn tổng hợp cả những hoạt động trên giấy bút, hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi trực tiếp với giáo viên. Trẻ ở lứa tuổi này cần sự hướng dẫn, giúp đỡ và tham gia cùng trong hoạt động học vì thế chương trình xây dựng phù hợp cho giáo viên sử dụng những cách tiếp cận đa dạng với mục đích cuối cùng là giúp trẻ hiểu và nhớ lâu kiến thức.

11 chủ đề trong chương trình Kindergarten

Alphabet – pronunciation & writing (Bảng chữ cái – phát âm & tập viết)

Học cách phát âm, cách viết từng chữ cái là bước khởi đầu cần thiết để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Dạy cho trẻ nhận biết mỗi chữ cái được liên hệ với mỗi từ vựng có ý nghĩa như thế nào? Nhận biết hình dạng và trật tự của mỗi chữ cái trong từ cụ thể mô phỏng bằng hình ảnh (images) hoặc vật thực (real things).

tich-hop-toan-tieng-anh-1

Ví dụ: Trace and match.

Numbers – Counting & writing (Con số – đếm số & viết số)

Gọi tên, nhận diện, tập viết và tập đếm các con số từ 0 – 10, 0-20 thông qua hình ảnh trực quan, giáo cụ. Trẻ hiểu vai trò của con số trong ngôn ngữ Toán khi dùng để mô tả số lượng, tìm kết quả, kết nhóm và vận dụng vào cuộc sống. Đếm cách đều theo nhóm 2, 5, 7…

tich-hop-toan-tieng-anh-5

Ví dụ: Count the animals. Circle the corect number Đếm con vật và khoanh tròn số thích hợp

Colors (Màu sắc)

Nói đến đời sống trẻ thơ là nói đến màu sắc sinh động: màu sắc của các vật dụng (objects), con vật (animals), trái cây (fruits), bánh kẹo… Nhận biết màu sắc để giúp hiểu được một phần đặc tính của sự vật sẽ giúp trẻ hình thành kỹ năng so sánh, liên tưởng và nâng cao óc thẩm mỹ.

tich-hop-toan-tieng-anh-10

Ví dụ : Color the rainbow

Shapes (Hình dạng)

Giúp trẻ nhìn thế giới bằng hình học. Tất cả các vật thể tồn tại trên trái đất đều có hình dạng, đó là một trong những đặc điểm định hình nên vật thể. Làm quen với những hình dạng cơ bản từ sớm giúp trẻ nhận diện môn Hình học nhanh chóng hơn.

tich-hop-toan-tieng-anh-7

Ví dụ : Dạng bài tập ‘Match the shapes’ giúp trẻ liên hệ các hình dạng đã học với những vật thực ngoài cuộc sống.

Comparison (So sánh)

Luyện kĩ năng quan sát so sánh bằng cách tìm ra những đặc điểm giống nhau, khác nhau của các vật thể hoặc so sánh đơn vị các con số.

tich-hop-toan-tieng-anh-1

Ví dụ: Color the picture that is different

Quantitative Concepts (Khái niệm định lượng)

Một bước cao hơn của kĩ năng quan sát, phân biệt sự giống nhau, khác nhau của đối tượng. Kĩ năng này chú trọng đặc biệt vào khả năng tìm ra lý do có sự khác nhau của đối tượng : nhỏ hơn, nặng hơn, nhiều hơn, cao hơn…Những khái niệm này mang tính chất cầu nối cần thiết cho khả năng tính toán và tư duy.

Ví dụ : Nhận biết khái niệm ‘Big and Small’ (to và nhỏ)

Cut and paste the big things on the big toy chest and Cut and paste the small things on the small toy chest. (Cắt và dán những vật lớn hơn lên cái rương đồ chơi lớn và cắt dán những vật nhỏ lên cái rương đồ chơi nhỏ.)

Positional and directional Concepts (Khái niệm hướng và vị trí)

Những khái niệm về vị trí và hướng đi của vật thể mang tính chất nền tảng giúp trẻ mô tả sự tương quan với các vật thể khác. Xác định vị trí vật thể so với một vật thể khác trong quan hệ không gian : trên dưới, trong ngoài, bên cạnh, hướng lên, hướng xuống…

tich-hop-toan-tieng-anh-4

Ví dụ : Những bài tập thiết kế hiệu quả thông qua giáo cụ để học viên nhận biết được các khái niệm vị trí và hướng : bên trong, bên ngoài, phía trên, phía dưới…. Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở, học viên trả lời và thực hiện hành động. Luyện khả năng quyết đoán, tự tin với hành động và lời nói của bản thân.

Classification (Phân loại)

Xác định thuộc tính của những loại vật thể khác nhau, học cách phân loại thành nhóm những vật có cùng thuộc tính. Nhận diện những nhóm khác nhau dựa vào cách phân loại vừa thực hiện. Phân loại theo màu sắc, trái cây, động vật…

tich-hop-toan-tieng-anh-2

Ví dụ: Circle numbers to make a group of numbers, underline letters to make a group of letters Hãy khoanh tròn các số để tạo thành nhóm ố, gạch chân các chữ cái để tạo nhóm chữ cái

Ordering (trật tự)

Tổ chức, sắp xếp và nhóm các vật thể theo trật tự quy định của ngôn ngữ ký tự (bảng chữ cái) hoặc ngôn ngữ Toán học (cộng, trừ, nhân, chia). Tập thói quen nhớ các khái niệm mới theo trật tự tự nhiên của nó để hiểu sự vận hành của tự nhiên

tich-hop-toan-tieng-anh-2

Ví dụ: Cut and paste the missing objects.

Patterning (tìm quy luật)

Bước đầu học cách quan sát, phân tích và suy luận quy luật của một hiện tượng trong tự nhiên, sau đó thực hiện theo và phát triển quy luật. Bước cao nhất là sáng tạo ra quy luật.

Complete the pattern with shapes

tich-hop-toan-tieng-anh-6

Measurement and Time (Đơn vị đo lường và thời gian)

Học cách đo thời gian, đo khoảng cách, cân nặng, thể tích bằng những dụng cụ đo chính thống và không chính thống để so sánh, mô tả thế giới. Học những đơn vị đo chính thống làm cơ sở để hiểu khái niệm bộ phận và tổng thể.

tich-hop-toan-tieng-anh-8

Ví dụ: Write the time you see on each clock